Các trò chơi vận động mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ mầm non. Giúp cho trẻ hoạt bát, nhanh nhậy hơn với những kĩ năng xử lí tình huống và giao tiếp với bạn bè. Đa số các bé đều rất thích và bị thu hút với những điều thú vị như vậy. Cùng thể thao Đại Việt tìm hiểu về tổng hợp các trò chơi vận động cho bé mầm non nhé.
1. Trò chơi Mèo đuổi chuột
Cho trẻ đứng thành vòng tròn nhắc lại cách chơi, luật chơi.
Luật chơi: Nếu bạn mèo bắt được chuột thì chuột phải nhảy lò cò, nếu không bắt được bạn mèo phải nhảy lò cò
Cách chơi: Một bạn làm mèo đuổi bắt bạn làm chuột các bạn còn lại đứng thành vòng tròn và đọc đồng dao mèo đuổi chuột. Cho trẻ chơi 3 – 4 lượt.
2. Trò chơi Cáo và thỏ
Luật chơi: Mỗi chú thỏ (1 bạn chơi) có một cái hang (1 bạn chơi khác đóng). Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: Chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo "gừm, gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau.
Lưu ý: Thời gian cáo xuất hiện luôn thay đổi (có khi mới đọc được nửa bài hoặc mấy câu) để trẻ tập phản xạ nhanh.
3. Trò chơi trời mưa
Luật chơi:
Khi có hiệu lệnh "Trời mưa" thì mỗi trẻ phải trốn vào một gốc cây. Ai không tìm được gốc cây phải ra ngoài 1 lần chơi.
Chuẩn bị:
Một cái trống lắc
Dùng thẻ bài đánh dấu ở các vị trí nhất định trong lớp, qui ước đó là "gốc cây". Số "gốc cây" ít hơn số trẻ.
Cách chơi: Trẻ đi tự do, vừa đi vừa hát bài "Trời nắng trời mưa" hoặc 1 bài hát bất kì. Khi cô ra hiệu lệnh "Trời mưa" và gõ trống lắc dồn dập thì trẻ phải nhanh chóng tìm cho mình 1 "gốc cây" để trú mưa. Ai chạy châm không tìm được chỗ tránh mưa thì sẽ bị ướt và phải ra ngoài 1 một lần chơi.
4. Trò chơi khiêu vũ với bóng
Cách chơi:
2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào tay nhau như kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng
Cô giáo ghép nhạc bài có nhạc chậm, nhanh, bình thường, chậm, nhanh... yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi.
Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại.
Trò chơi này luyện tai nghe nhạc cho trẻ, phát triển khả năng vận động và còn rèn cho trẻ khả năng phối hợp với bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ nữa.
5. Ồ sao bé không lắc
Cách chơi: làm theo lời bài hát "ồ sao bé không lắc"
"Đưa tay ra này, nắm lấy cái tai này, lắc lư cái đầu này, lắc lư cái đầu này, ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc"
Trò chơi này cho trẻ đứng thành vòng tròn cho trẻ đọc bóng tròn to, tròn....tròn.....tròn to.
Trẻ đứng thành vòng rộng sau đó chơi trò chơi. Đến câu ôh! Sao bé không lắc hai trẻ quay mặt vào nhau một tay chống hông, một tay chỉ vào bạn....
6. Ô tô vào bến
Luật chơi: Ô tô vào đúng bến của mình. Trẻ nào đi nhầm phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
Cô giáo chuẩn bị từ 4 đến 5 lá cờ có màu sắc khác nhau. Chia sân chơi làm 4 đến 5 chỗ tương ứng với các màu của lá cờ.
Cô giáo phát cho trẻ một lá cờ hoặc giấy màu có cùng màu với cô giáo.
Trẻ làm ô tô với nhiều màu khác nhau.
Cô giáo nói: "Ôtô chuẩn bị về bến" thì lúc này cô đưa hiệu lệnh màu cờ nào thì ô tô màu đó sẽ vào bến.
Cô giáo cho trẻ chạy tự do trong phòng, vừa chạy các bé sẽ vừa quay tay trước ngực như lái ôtô, vừa nói: "Bim, bim, bim..."
Cứ khoảng 30 giây, cô giáo ra hiệu lệnh 1 lần. Khi cô giơ cờ màu nào thì ôtô màu đó chạy về bến. Các ôtô khác vẫn tiếp tục chạy nhưng chạy chậm lại. Trẻ nào nhầm bến phải ra ngoài một lần chơi.
7. Vượt chướng ngại vật
Chuẩn bị:
Hầm chui hoặc thùng carton.
Phấn vạch.
Dây đeo vòng: vòng bằng nhựa hay bìa cứng.
Chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt hoặc cũng có thể là hình khác.
Cách chơi:
Cô giáo chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa là 5 trẻ).
Cô cho trẻ xuống hàng dọc sau vạch xuất phát. Sau khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua "suối", chạy, bò chui qua đường hầm, chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng 2 tay sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai, chạy về xếp cuối hàng.
Yêu cầu:
Trẻ trước chạy đến hầm, bò chui qua hầm thì trẻ sau mới bắt đầu chạy từ điểm xuất phát, không phải chờ hiệu lệnh của cô giáo.
Trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian là 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
Trò chơi vận động phù hợp với các không gian như ở mẫu giáo hoặc sân công viên, sự kiện dành cho các bé. Các mẹ cũng có thể chơi cùng các con ở nhà với đặc điểm là không cần nhiều dụng cụ nên cũng rất dễ để áp dụng. Hãy cố gắng cho trẻ chơi thật nhiều trò chơi vận động để các có thêm nhiều kĩ năng sống và thông minh hơn.
Sản phẩm khác : máy chạy bộ đa năng, dụng cụ tập ngoài trời.