Trứng vịt lộn có tác dụng gì với cơ thể ?

Ngày đăng 25/09/2021 08:34

Trứng vịt lộn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Đây là món ăn phổ biến, dễ kiếm, dễ chế biến lại rẻ tiền nhưng lại có rất nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách, đúng lượng.
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, trong một quả trứng vịt lộn có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: protein, canxi, phootspho, lipid, vitamin A, C, B1, sắt, glucid…

Trứng vịt lộn có tác dụng gì với cơ thể ?

trung-vit-lon-co-tac-dung-gi-voi-co-the

Trong y học cổ truyền, trứng vịt lộn được ghi nhận có tác dụng bổ máu, ích khí, giàu năng lượng, giúp cơ thể nâng cao sức khỏe. Nếu kết hợp với một số gia vị phù hợp khác thì trứng vịt lộn là bài thuốc có thể chữa trị triệu chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, chậm phát triển thể chất, yếu sinh lý, đau đầu, chóng mặt…

Tuy nhiên, ăn trứng vịt lộn đúng cách cũng rất quan trọng để loại thực phẩm này phát huy được những lợi ích tốt, còn ngược lại thì sẽ gây phản tác dụng. Vậy ăn trứng vịt lộn như thế nào mới phát huy được tác dụng đối với sức khỏe?

trung-vit-lon-co-tac-dung-gi-voi-co-the-1

Trước hết, không phải vì bổ dưỡng mà chúng ta nên ăn nhiều trứng vịt lộn một lúc hoặc ăn liên tục trong nhiều ngày, bởi trong trứng vịt lộn có nhiều chất đạm, cholesterol nên ăn quá nhiều sẽ khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao, gây ra bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường; đặc biệt người bị bệnh gout thì không nên ăn trứng vịt lộn vì lượng đạm cao sẽ làm bệnh tăng nặng, đau nhức.

Do vậy, dù nghiền đến đâu thì các bạn cũng hãy nhớ chỉ ăn trứng vịt lộn với số lượng vừa phải, hợp lý là 2-3 quả mỗi tuần đối với người lớn; còn trẻ em thì chỉ nên ăn 1 quả mỗi tuần và không không nên cho trẻ em ăn phần cùi dừa là phần lòng trắng trong trứng vì khó tiêu hóa.

trung-vit-lon-co-tac-dung-gi-voi-co-the-2

Bên cạnh đó, cách ăn trứng vịt lộn cũng điều cần chú ý. Trước hết, các bạn hãy nhớ ăn trứng khi còn nóng vừa luộc xong; ăn nóng không chỉ giảm vị tanh, ngon hơn mà còn không gây lạnh bụng, đầy bụng.

Trứng trước khi luộc cần được rửa sạch sẽ vì vỏ trứng có thể nhiều vi khuẩn bám vào gây mất vệ sinh khi chúng ta tiếp xúc lúc ăn. Luộc trứng chín thật kỹ, theo kinh nghiệm là đổ nước ngập quả trứng và đun khoảng 10 phút tính từ lúc nước sôi; nếu trứng đập ra mà còn màu đỏ là chưa được, không nên ăn.

trung-vit-lon-co-tac-dung-gi-voi-co-the-3

Trứng vịt lộn nhất định phải ăn kèm củ gừng tươi và rau răm. Hai loại gia vị này không chỉ có tác dụng làm món ăn có mùi vị thơm ngon, đánh bay hết mùi tanh mà còn là những vị thuốc; khi ăn cùng trứng vịt lộn, gừng và rau răm giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu; kích thích tiêu hóa; ngăn ngừa nguy cơ lạnh bụng.

Ngoài kiểu ăn thông dụng nhất là luộc trứng vịt lộn ăn cùng gừng tươi, rau răm, một chút dấm ớt, gia vị, có một số cách chế biến trứng vịt lộn khác cũng rất ngon và bổ dưỡng như trứng vịt lộn tần rau ngải cứu, trứng vịt lộn tần thuốc bắc…

trung-vit-lon-co-tac-dung-gi-voi-co-the-4

Các món ăn từ trứng vịt lộn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể nên khi sử dụng thường xuyên thì các bạn nên hạn chế các thực phẩm nhiều đạm khác như các loại thịt, cá, trứng, sữa…để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.