Chậm kinh 4 ngày và đau bụng dưới là làm sao?

Ngày đăng 22/09/2021 10:39

Tình trạng chậm kinh là khi kinh nguyệt của người phụ nữ đến không đều đặn hàng tháng, dù đã đến ngày bị hành kinh nhưng vẫn không có dấu hiệu đến kì. Thông thường, từ ngày đầu tiên của kì kinh nguyệt tháng này đến tháng sau cách nhau 35 ngày, vì vậy nếu quá 35 ngày mà ta chưa bị kinh thì có thể coi là bị chậm kinh. Với những trường hợp không có kinh nguyệt trong 3 kì liên tiếp thì ta gọi đây là tình trạng vô kinh. 

Chậm kinh 4 ngày và đau bụng dưới là làm sao?

cham-kinh-4-ngay-va-dau-bung-duoi-la-lam-sao

Nếu ta bị chậm kinh trong khoảng từ 4 ngày đến 1 tuần thì ta nên bình tĩnh và chuẩn bị tâm lý kinh nguyệt có thể đến bất kì lúc nào, nếu quá thời gian này mà ta vẫn chưa thấy có dấu hiệu đến kì thì khả năng cao tháng đó ta sẽ không bị.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh, một trong những khả năng mà ta thường nghĩ tới nhất đó chính là chậm kinh do mang thai. Sau khi quan hệ tình dục, nếu cơ thể thụ thai, lớp niêm mạc tử cung sẽ ở lại trong cơ thể làm nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi, từ đó cơ thể phụ nữ sẽ không có dấu hiệu bị kinh nguyệt cho đến khi sau sinh. Trong trường hợp mang thai đi kèm với cảm giác đau nhức vùng bụng dưới, người bệnh cần đi khám chữa càng sớm càng tốt, đây là dấu hiệu nguy hiểm của việc mang thai ngoài tử cung.

cham-kinh-4-ngay-va-dau-bung-duoi-la-lam-sao-1

Nếu trong tình trạng ta không mang thai mà vẫn bị chậm kinh và đau nhức vùng bụng dưới, đây có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến buồng trứng như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, suy buồng trứng,... Trong trường hợp ra kinh bị vón cục, đi kèm với mùi hôi khó chịu và đau nhức bụng dưới âm ỉ, ta cần đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Nếu cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, sinh hoạt và ăn uống không điều độ, sử dụng các loại chất kích thích sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, khiến cho vùng tuyến yên, buồng trứng, dưới đồi hoạt động mất cân bằng, dẫn tới rối loạn chu kì kinh nguyệt. 

cham-kinh-4-ngay-va-dau-bung-duoi-la-lam-sao

Trong trường hợp cân nặng của cơ thể tăng giảm đột nột có thể khiến lượng estrogen thông thường được cơ thể sản xuất để tạo nên lớp niêm mạc tử cung bị tăng giảm không đồng đều, khiếm phần niêm mạc tử cung bị rối loạn dẫn đến chậm kinh.

Khi cơ thể sử dụng một số loại thuốc mới hoặc sự thay đổi thuốc khác với trước kia khiến bên trọng cơ thể thay đổi ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt. Thêm vào đó, một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an tần, thuốc tránh thai,... cũng có thể gây ra chậm kinh. 

cham-kinh-4-ngay-va-dau-bung-duoi-la-lam-sao-2

Phần bụng dưới là phần có chứa nhiều cơ quan trọng trong cơ thể, với phụ nữ là tử cung còn với đàn ông là tuyến tiền liệt. Vì vậy những triệu chứng đau nhức vùng bụng dưới có thể là dấu hiệu của rất nhiều loại bệnh. Nếu người phụ nữ cảm thấy đau nhức ở hố chậu phải có thể đây là biểu hiện của một số bệnh như u nang buồng chứng, mang thai ngoài tử cung, đau bụng kinh đi kèm với các triệu chứng như tiểu rắt, khó tiểu, đau buốt. 

Các bệnh lý trên đều là những bệnh lý nguy hiểm, cần khám chữa kịp thời nếu không có thể mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vì vậy nếu nhận thấy một trong những triệu chứng như trên, ta cần đi đến các bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được điều trị kịp thời.