Chẩn đoán và điều trị bệnh gai cột sống

Ngày đăng 21/02/2023 11:09

Gai cột sống được xem là một trong những tình trạng chính của bệnh lý thoái hóa cột sống. Nếu như trước đây bệnh thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi thì hiện nay lại có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi, do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh.

Các cơn đau ở thắt lưng do gai cột sống không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi mà còn khiến suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới công việc. D đó, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn cách Chẩn đoán và điều trị bệnh gai cột sống nhé.

Chẩn đoán bệnh gai cột sống

Một số phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán gai cột sống gồm:

chan-doan-benh-gai-cot-song

- Chụp X-quang: Đây là phương pháp giúp xác định vị trí bị gai đốt sống, mức độ chấn thương ở xương hiệu quả.

- Điện cơ đồ (EMG): Giúp xác định mức độ chấn thương tại dây thần kinh cột sống thông qua việc đo tốc độ thần kinh trong cơ thể gửi tiến hiệu điện về não hoặc các bộ phận khác như các chi.

- Chụp cộng hưởng từ MRI: Nhằm mục đích kiểm tra xem thần kinh có bị chèn ép và đĩa đệm của người bệnh có bị tổn thương hay không.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Nhận biết sự thay đổi trong cấu trúc xương cũng như mức độ chèn ép dây thần kinh thông qua hình ảnh chi tiết.

- Xét nghiệm máu: Giúp loại trì đau cột sống do các nguyên nhân, bệnh lý khác.

Phương pháp điều trị gai cột sống thắt lưng

dieu-tri-gai-cot-song-lung

- Nghỉ ngơi: Khi xuất hiện cảm giác bị đau ở cột sống thì người bệnh nên nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng không nên nằm quá lâu một chỗ khiến cho khí huyết kém lưu thông. Ngoài ra người bệnh cũng nên tập các bài vận động trị liệt được thiết kế riêng cho vùng lưng để hỗ trợ điều trị tốt hơn.

- Chườm nóng/lạnh: Để giảm đau cho cột sống người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc lạnh tại nhà. Bạn có thể bọc đá viên trong khăn mặt rồi đem chườm trực tiếp lên vùng cơ thể bị đau nhức. Còn chườm nóng có thể sao lá ngải cứu, xương rồng bẹ với chút muối, bọc vào khăn rồi chườm. Cần chú ý căn nhiệt độ, không nên để quá nóng hoặc quá lạnh khi thực hiện.

- Uống thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, có thể được bác sĩ chỉ định để giảm các triệu chứng đau, tê bì chân tay, khó chịu do bệnh gây ra.

- Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gai xương được áp dụng khi bệnh quá nặng, gai chèn éo tủy và rễ thần kinh, làm hẹp tủy sống. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải cần trọng do có nhiều nguy cơ biến chứng trong và sau khi thực hiện. Mặt khác gai xương vẫn có thể mọc trở lại sau một thời gian nhất định.

Hầu hết nguyên nhân hình thành các gai xương là do cột sống bị thoái hóa. Vì vậy, chỉ cần điều trị được nguyên nhân gây thoái hóa thì các gai xương cũng có thể tự mất đi.

Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html