Lưng giữa là khu vực từ cột sống ngực cho đến hết phần khung xương sườn. Lưng giữa cấu tạo gồm có những đốt sống, tủy sống, đĩa đệm, cơ, gân, dây chằng, mạch máu, dây thần kinh …Khi một trong những bộ phận này bị thương tổn sẽ gây ra tình trạng đau ở khu vực lưng giữa. Đau lưng giữa không phải là tình trạng phổ biến nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể chuyển thành mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Triệu chứng và nguyên nhân gây đau lưng giữa
Các triệu chứng thường gặp của đau lưng giữa là xuất hiện những cơn đau nhức âm ỷ ở khu vực từ ngực đến hết xương sườn, kèm theo cảm giác nóng rát, căng hoặc cứng cơ. Có những trường hợp nặng còn bao gồm cảm giác tê tay chân hoặc đau tức vùng ngực, chân tay suy yếu và mất kiểm soát ruột và bang quang, gây tiểu tiện mất tự chủ.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau lưng giữa. Mặc dù vùng lưng giữa không hoạt động nhiều như vùng lưng trên và lưng dưới nhưng nhiều trường hợp bị đau do tình trạng thoái hóa tự nhiên thường gặp ở những người cao tuổi; hoặc những người có thói quen vậ động không đúng cách dẫn đến ảnh hưởng cột sống, xương khớp ở vùng lưng giữa.
Bên cạnh đó, các bệnh lý về xương khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng giữa như bệnh thoái hóa cột sống lưng, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm; loãng xương, đau thần kinh tọa, cong vẹo cột sống…; bệnh viêm cột sống dính khớp với tình trạng đau và cứng cơ ở vùng lưng giữa; hoặc những tai nạn, chấn thương, va đập… cũng dẫn đến tổn thương các bộ phận ở khu vực lưng giữa và gây đau.
Cách điều trị đau lưng giữa
Khi bị đau lưng giữa, các bạn có thể áp dụng những biện pháp tự chăm sóc tại nhà khi bệnh mới xuất hiện và chưa tiến triển nặng. Với những trường hợp sau một vài ngày điều trị tại nhà mà tình trạng đau không đỡ hoặc tái phát nhiều lần thì người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện để được điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để ngăn ngừa tình trạng đau lưng giữa, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như điều chỉnh tư thế khi đứng ngồi hoặc vận động; cụ thể như luôn phải đứng, ngồi thẳng lưng; chú ý khi thay đổi tư thế; không nên giữ một tư thế quá lâu. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp xương khớp chắc khỏe, linh hoạt như bổ sung vitamin B, omega 3, những thực phẩm giàu canxi; uống nhiều nước, hạn chế thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, bia rượu, thuốc lá…Cẩn thận khi bê vác những vật nặng; chăm chỉ tập luyện những bài tập tốt cho xương khớp vùng lưng như các bài tập của yoga, khí công…
Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách điều trị giảm đau tại nhà như chườm lạnh hoặc chườm nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm viêm nhiễm, sưng tấy; tập các động tác phù hợp có tác dụng kéo giãn cột sống lưng, tăng cường sức mạnh cơ bắp; áp dụng massage xoa bóp, chăm sóc thần kinh cột sống …
Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html